Tư vấn thành lập doanh nghiệp - Website
  • Tư vấn thành lập doanh nghiệp

Tư vấn thành lập doanh nghiệp

I.Thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam cần tuân thủ các quy định pháp luật về kinh doanh, với các bước chính như sau:

1. Lựa  chọn loại hình doanh nghiệp

Các loại hình doanh nghiệp phổ biến bao gồm:

  • Doanh nghiệp tư nhân
  • Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (TNHH 1 thành viên)
  • Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên (TNHH 2 thành viên trở lên)
  • Công ty cổ phần (CTCP)
  • Công ty hợp danh

2. Đặt tên doanh nghiệp

  • Tên doanh nghiệp phải tuân thủ quy định tại Luật Doanh nghiệp, không được trùng lặp hoặc gây nhầm lẫn với tên doanh nghiệp đã đăng ký trước đó.
  • Tên gồm hai thành phần: Loại hình doanh nghiệpTên riêng. Ví dụ: Công ty TNHH ABC.

3. Xác định địa chỉ trụ sở chính

  • Địa chỉ trụ sở chính phải nằm trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ cụ thể gồm: số nhà, tên đường/phố hoặc thôn/xóm, phường/xã, quận/huyện, tỉnh/thành phố.
  • Không được sử dụng chung cư làm địa chỉ trụ sở nếu không phải là văn phòng thương mại.

4. Xác định ngành nghề kinh doanh

  • Doanh nghiệp phải đăng ký ngành nghề kinh doanh phù hợp với hệ thống ngành kinh tế Việt Nam.
  • Đối với một số ngành nghề đặc thù (như tài chính, y tế, giáo dục…), doanh nghiệp cần đáp ứng điều kiện cụ thể và xin giấy phép con.

5. Xác định vốn điều lệ

  • Vốn điều lệ là số vốn doanh nghiệp cam kết góp trong thời gian hoạt động. Tùy thuộc vào loại hình doanh nghiệp và ngành nghề kinh doanh, doanh nghiệp có thể phải đáp ứng yêu cầu về vốn pháp định.

6. Chuẩn bị hồ sơ đăng ký doanh nghiệp

Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp thường bao gồm:

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp: theo mẫu quy định.
  • Điều lệ công ty: được soạn thảo theo mẫu đối với từng loại hình doanh nghiệp.
  • Danh sách thành viên/cổ đông (đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần).
  • Giấy tờ pháp lý của người đại diện theo pháp luật, thành viên, cổ đông sáng lập: Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/Hộ chiếu.
  • Giấy ủy quyền (nếu có).

7. Nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh

  • Hồ sơ được nộp tại Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi đặt trụ sở chính của doanh nghiệp.
  • Doanh nghiệp có thể nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua hệ thống đăng ký kinh doanh trực tuyến tại website: dangkykinhdoanh.gov.vn.

8. Nhận giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

  • Sau khi hồ sơ được chấp thuận, doanh nghiệp sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, bao gồm mã số thuế của doanh nghiệp.

9. Khắc con dấu

  • Doanh nghiệp thực hiện khắc con dấu 
  • Mẫu con dấu được sử dụng trong giao dịch của doanh nghiệp.

10. Mở tài khoản ngân hàng

  • Doanh nghiệp mở tài khoản ngân hàng và khai báo số tài khoản ngân hàng trên tài khoản thuế điện tử.

11. Đăng ký thuế và kê khai thuế ban đầu

  • Doanh nghiệp phải đăng ký mã số thuế và thực hiện các thủ tục kê khai thuế ban đầu tại cơ quan thuế, bao gồm việc chọn phương pháp kê khai thuế giá trị gia tăng.

12. Đóng thuế môn bài

  • Sau khi thành lập, doanh nghiệp cần nộp thuế môn bài. Mức thuế môn bài phụ thuộc vào vốn điều lệ đăng ký:
    • Vốn điều lệ trên 10 tỷ đồng: 3 triệu đồng/năm.
    • Vốn điều lệ dưới 10 tỷ đồng: 2 triệu đồng/năm.

13. Thông báo hoạt động và xin giấy phép con (nếu cần)

  • Đối với một số ngành nghề có điều kiện, doanh nghiệp cần xin giấy phép con trước khi hoạt động chính thức.

Quá trình thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam thường kéo dài từ 3-7 ngày làm việc nếu hồ sơ hợp lệ.

Mọi vấn đề liên quan đến thủ tục thành lập doanh nghiệp sẽ được xử lý một cách chuyên nghiệp, nhanh chóng, giúp tiết kiệm thời gian và tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp sớm đi vào hoạt động.

Tiết kiệm chi phí và công sức: Nếu doanh nghiệp tự mình thực hiện các thủ tục mở công ty, có thể mất từ 1 đến 2 tháng. Trong khi đó, khi sử dụng dịch vụ thành lập doanh nghiệp, thời gian này sẽ được rút ngắn chỉ còn từ 5 đến 7 ngày.

Tư vấn chuyên sâu về Kế toán – Thuế: Doanh nghiệp sẽ nhận được sự tư vấn chi tiết từ các chuyên gia, giúp giảm thiểu rủi ro về thuế, tránh sai sót trong quá trình hoạt động kinh doanh, và đảm bảo các quyền lợi hợp pháp.

 

II. TRÌNH TỰ CÔNG VIỆC CHI TIẾT SAU KHI THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP

Sau khi thành lập doanh nghiệp, quá trình làm việc cụ thể sẽ bao gồm các bước sau:

  1. Treo bảng thông báo tại trụ sở công ty.
  2. Mở tài khoản ngân hàng và mua chữ ký số:
    • Đăng ký tài khoản ngân hàng và mua chữ ký số để thực hiện các giao dịch trực tuyến hoặc truyền thống.
    • Nộp tờ khai phí môn bài sau khi nhận Giấy phép đăng ký kinh doanh và Mã số thuế DN.
  3. Đăng ký tài khoản ngân hàng và mua chữ ký số sau khi có MST DN:
    • Tài khoản ngân hàng cần thiết để nộp tiền thuế điện tử và chữ ký số để kê khai qua mạng.
    • Quy trình mở tài khoản ngân hàng có thể thực hiện trực tiếp tại ngân hàng và cần kèm theo Giấy ủy quyền giao dịch.
  4. Đăng ký trên trang thuedientu.gdt.gov.vn để nộp tờ khai và thuế qua mạng:
    • Tài khoản đăng nhập để nộp tờ khai thuế và nộp tiền thuế: MST-QL (quản lý cả hai loại).
    • Đều có cùng một mật khẩu đăng nhập
  5. Lập hồ sơ khai thuế ban đầu cho Chi cục thuế:
    • Tùy loại hình doanh nghiệp sẽ có hồ sơ khai thuế ban đầu khác nhau như:
    • CV đăng ký hình thức kế toán
    • Mẫu đăng ký phương pháp khấu hao TSCĐ
    • Phiếu đăng ký trao đổi thông tin với cơ quan thuế qua phương thức điện tử
    • Mẫu bổ nhiểm giám đốc, kế toán..
    • ….
  6. Phát hành hóa đơn GTGT điện tử sau khi thông báo:
    • Đảm bảo các yếu tố như treo bảng hiệu công ty, có phòng làm việc và thiết bị cần thiết, cũng như hợp đồng thuê nhà.
    • Chuẩn bị sẵn chứng từ giao dịch phát sinh như
      • Hóa đơn/ Hợp đồng thuê nhà
      • Hợp đồng lao động (nếu có)
      • Hợp đồng mua chữ ký số, hóa đơn điện tử
      • Một số chứng từ khi cán bộ thuế yêu cầu

Nếu bạn còn thắc mắc liên quan đến thành lập doanh nghiệp hay bất cứ dịch vụ nào khác của Nét Bút Vàng ACC, hãy liên hệ Nét Bút Vàng ACC ngay để được hỗ trợ tư vấn miễn phí.

Đã thêm vào giỏ hàng

0 Scroll
0936.010.336
0936010336